Wednesday, November 11, 2009

Hình ảnh Dinh Gia Long ngày nay.


Dinh Gia Long,
Nguyễn Quang: take2tango.com
Sài Gòn Thứ Năm, Ngày 12 Tháng 11 Năm 2009, 11:59:05 AM

Dinh Gia Long,

Chúng ta sẽ đến thăm một nơi mà đã là người dân Sài Gòn không thể quên trong ký ức với những dấu ấn lịch sử rồi từ đó đưa đến thảm cảnh mỗi gia đình phải ly tán như hôm nay và vẫn còn di chứng mãi về sau. Khi nhắc đến Dinh Gia Long trong chúng ta đều có câu hỏi hơi tò mò: Con đường hầm nào đã đưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu thoát được khi bị đảo chánh? Một câu hỏi về Người nhưng cũng cho chính mình với những bước chân cuối cùng trong lúc sinh tử, có thể bị sát hại, bị bắn chết hay bất cứ nguyên do nào để phải rời khỏi thế giới này. Bây giờ hãy xem thắng cảnh trước rồi chuyện chính trị, triết học, tôn giáo sẽ bàn sau, hy vọng sẽ bớt căng thẳng.

Nhìn toàn cảnh thật nguy nga nhưng bên trong không có nhiều sảnh đường lắm như không gian tuyệt đẹp bên ngoài, đây là kiểu kiến trúc của người Pháp bao giờ các bức tường cũng thật dày chiếm hết không gian sinh hoạt. Từ bao lơn tiền đường của Dinh có thể nhìn trông ra phía trước với một công viên thoáng tao nhã, đặc biệt có cây cổ thụ to lớn với nhiều chùm rễ phủ xuống đến muốn chùm mặt đất. Những chiếc ghế đá công viên lịch sự và những cặp tình nhân đang ngồi xuống hay đi dạo.

Du khách được hướng dẫn theo các mũi tên đã vạch sẵn, bây giờ được gọi là nhà bảo tàng lịch sử gì đó của Nam bộ… có điều lạ theo nhận xét của những ai đã từng trải nghiệm theo dòng lịch sử những thay đổi từ hai nền Cộng Hòa của miền Nam, đó là từ một Dinh đầy các Tu sĩ Thiên Chúa Giáo ra vào hằng ngày, nay trưng bày lắm hình ảnh Phật ngay sảnh phía tay phải khi du khách tham quan mới bước vào. Cho dù các bức tượng có bị sứt mẻ không được trùng tu bảo trì khi mang ra trưng bày, có cả tượng Phật đứng sau tượng các Vua Việt Nam như một sự độ trì, còn các Thần vô số kể. Nhìn chuyện xưa thấy chuyện nay, những cảnh quang mà du khách có dịp thăm viếng các chùa quốc doanh ngày nay đều có bàn thờ ông Hồ ngang với bàn thờ Phật hay có khi lão ấy lại to lớn hơn ở phía sau để “độ trì cho Phật”.

Cây đa trước dinh Gia Long.

Không biết các nhà thiết kế trưng bày có nghĩ ra sự tương phản về tôn giáo dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cách trình bày trong Dinh hôm nay hay chỉ là một tình cờ ngẫu nhiên? Tương phản hơn với các sảnh phòng còn lại đó là súng đạn từ thô sơ đến hiện đại mà đặc trưng sâu sắc nhất đều gắn nhãn hiệu chế tạo từ Nga, Tàu… và nạn nhân chiến tranh những người nằm xuống là người Việt Nam.

Những khuôn mặt của các lãnh tụ Cộng sản gồm Anh, Đức, Nga, Tàu và Việt cộng, chúng ta sẽ đứng lại thật lâu và đọc kỹ danh sách của cái chính phủ bù nhìn gọi là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, thật sự trong ý nghĩ của mỗi người nếu hôm nay không đọc danh sách này, quả là không biết tên họ ấy là ai và đã có mặt ở thế gian này? Song có lẽ với Thanh Nghị nhờ ông đã viết các tự điển nên có thể nhiều người biết, không chỉ về văn học mà còn cảm thông về một chuyện tình của riêng nhà văn với người vợ đã “chín con chưa hẳn là chồng”, khi ông theo lời ngon ngọt của Cộng sản đã ra chiến khu và người vợ kia đã ôm cầm sang thuyền khác với một nhân vật thuộc đối cực chống cộng. Trước lúc mất trong mối hận với cộng sản vì bị thất sủng khi vai trò của chính phủ bù nhìn không còn, vợ kia không còn và các con có người khác nuôi hộ, song trước khi chết ông nhắn tin và ước mơ duy nhất được người yêu cũ vuốt mắt lần cuối, theo dân gian truyền rằng: Lòng Ông đã thoả nguyện!

Còn Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch nước bù nhìn, theo lời kể của những người từng nằm chung mật khu với vị Chủ tịch, các em giao liên đêm nào đến phiên mình trực đều hoảng sợ. Người ta thường nghe từ phòng ông Chủ tịch nước đêm nào cũng có tiếng như mèo kêu khi giao cấu. Vô phúc cho em nào không “nhất trí” thì ông sẽ “cơ cấu” cho hạ tầng công tác, đã vô kỷ luật với Đảng!

Nhìn ảnh của Lê Duẩn, Tổng bí thư, rồi nhìn về hướng trung tâm nhà hát lớn của thành phố - Tòa nhà Quốc Hội của Việt Nam Tự Do trước đây, người dân Kinh đô cũ Sài Gòn còn nhớ lại, đó là những con đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do… nay các toà nhà đã bị chiếm trọn trong số hơn ba chục người con của vì vua trong các vua cộng sản với không biết bao nhiêu là vợ với cô em nhỏ nhất là bác sĩ chăm sóc cho y khoảng ngoài hai mươi khi lão đã thất thập cổ lai hy. Và Võ Văn Kiệt kia cũng vậy, Cầm kia là vợ của người ta nên có câu ca “Cầm đã cầm cái của Kiệt…” truyền khắp dân gian nhất là chốn sĩ phu Hà thành thường là miệng lắm thơ văn độc địa.

Sau khi quan sát khắp các phòng trưng bày kể cả xem chiếc xe hơi gọi là của ông Kiệt vào Sài Gòn để hoạt động nhưng vẫn không thấy hình ảnh giữa hai lãnh tụ cộng sản đứng gần nhau, đó là Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh, quả đúng như các nguồn tin từ chính trị bộ cũng như các cán bộ cao cấp Việt cộng đã rỉ tai: ngay trong các cuộc đại hội của đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ hai ông ấy chịu ngồi chung với nhau. Người dân như có sự gần gũi với ông Linh tức Mười Cúc nhiều hơn về sự trong sạch của Ông cũng như vết thương tâm hồn khi chính khẩu súng riêng của "đồng chí" đã kết liễu người con trai duy nhất của Ông và Bà Nguyễn Thị Huệ, cậu ấm đã dùng súng của cha mình sau đó là cái chết bên cạnh khẩu súng, cho nên nếu có những bất bình thường trong sự lãnh đạo đất nước với một tâm thần bất an của một lãnh tụ từ nội tâm bản thân cũng là điều dễ hiểu.

Một lần cuối trước khi ra khỏi Dinh, khách được hướng dẫn lên lầu rồi xuống tầng hầm với chặng cuối đường hầm bí mật là cổng sau. Nhiều đoạn hầm vẫn khoá lại, khách thăm quan được ghé lại một phòng nhỏ dưới tầng hầm, còn kia những ghế mây và ghế dài với cái bàn nhỏ được giới thiệu là từ thời Ông Diệm, khiến khách có cảm tưởng nếu thế thì đây là những lần ngồi và đi lại cuối cùng của hai ông Diệm và Nhu. Lối ra của con đường hầm này thì chắc chắn là có những dấu chân của hai người khi rời khỏi Dinh để đến Nhà Thờ Cha Tam và bị bắn chết tại đó.

Một đoạn đường nữa khi ra khỏi Dinh đó là cảnh trưng bày phi cơ ném bom hai ba chiếc, cả xe tăng, đại bác, có cả chiếc xe của bà Ngô Bá Thành dường như bên trong với đầy sách luật do bà “tải” ra nó và cuối cùng quay lại tặng cho mấy chữ: nhiều luật nhưng chỉ luật rừng.

Từng đoàn khách viếng rời khỏi Dinh với hình ảnh của Vị Tổng Thống mà trong tâm trí mỗi người miền Nam trước đây đã có dịp nhìn từ xa qua những cuộc kinh lý của Ông trịnh trọng lắm, hầu như dân chúng và binh sĩ nhất là các địa phương phải lo chôn cột cờ hai bên đường đến cả hàng tháng trước hay trồng những cây đã kết trái để dâng công khiến Tổng Thống mừng vui đụng đến xem quả… cây đã ngã! Tổng Thống hay mặc bộc đồ vét màu trắng và nếu ai may mắn trong một lần nào đó thời Đệ Nhất Cộng Hòa được vào Dinh Gia Long, như nhân dịp lễ bổn mạng Gioan-Bao-Ti-Xi-Ta của Tổng Thống thì chớ, vào đây để chúc mừng Tổng Thống, hình ảnh Tổng Thống xuất hiện như một ông Thánh, cho đến khi ông chậm rãi nói giọng Huế nặng trầm, và người miền Nam dù kính trọng Ông nhưng nhận ra đây cũng chỉ là một người phàm khi Ông nói như “sau Hiến Pháp có tôi”.

Cũng tại nơi lịch sử này, nhiều người đã từng hô vang trịnh trọng Ngô Chí Sĩ anh minh muôn năm và hát vang bài “Suy tôn Ngô Tổng Thống…”

Những gì đã xảy ra theo dòng lịch sử, tất cả tự đáy lòng đã không xấu hổ vì đã có lần đứng chung với nhau và cất lên hát bài ca mà giờ đây không nên nhắc lại. Mọi người quay nhìn Dinh một lần nữa, riêng tác giả trong cảm xúc và muốn quỳ xuống bên hành lang thành Dinh: tại sao chúng ta được gần hết mọi thứ trên địa cầu và nay đến nông nỗi này… Con đang quỳ sấp mình xuống và xin Thượng Đế tha cho chúng con về tội kiêu ngạo. Cha ông chúng con đã quá kiêu ngạo khi nắm quyền mà đã đưa con thuyền đất Việt đến cơ mang ngày nay như thế này…

Nguyễn Quang

Ý KIẾN CỦA BẠN

Thưa tác giả Nguyễn Quang
Đọc xong bài viết của ông, tôi thấy ông sẽ là người không bao giờ hạnh phúc, bởi vì chằng có lãnh đạo nào sẽ làm vừa lòng ông cảTôi nói vậy bởi vì ông thật sự không công bằng với lịch sử, và với cá nhân TT Ngô Đinh Diệm. Tôi tin là ông có đọc lịch sử, nhưng ông cố tình không đề cập đến tình hình đất nước khi TT về làm Thủ tuớng.
Cho phép tôi được nhắc lại, đó là ,trước ngày 25/6/1954: Ngân khố trống rỗng. Miền Nam bị chia thành nhiều lãnh địa, Miền tây do các giáo phái kiểm soát. Sài Gòn do Bảy Viễn, một tên trùm du đảng với cấp bậc thiếu tuớng ,tay sai cho Pháp, và hắn cung cấp tài chánh cho vua Bảo Đại tiêu xài, tài chánh Bảy Viễn thu được là do từ các sòng bài ổ điếm, buôn lậu ma túy, thuế mổ heo, thuế giao thông v.v. Nguyễn văn Hinh, một người nỗi tiếng là yêu nứoc Pháp hơn nuớc Việt, nắm toàn bộ quân đội do Pháp để lại, ông này nhiều lần công khai rắp tâm lật đổ Thủ Tướng Ngô đình Diệm, vì đã làm thiệt hại quyền lực của y.
Ngoài ra đáng kể nhất là Cộng Sản đã để lại rất nhiều cán bộ CS quan trọng, nhất là lãnh vực tình báo để mưu đồ chiếm MN. Hạ tầng cơ sở tại MN bị tàn phá nặng nề, cầu hư, đường giao thông gián đoạn. Giáo dục thì người thất học quá nhiều, ruộng đồng bỏ hoang. Gánh nặng ngàn cân nữa là gần 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam trong tình trạng ngân sách kiệt quệ, chính quyền còn quá yếu. Tổng thống Eisenhower và chính phủ Hoa Kỳ không tin là chính quyền của TT Diệm sẽ tồn tại hơn 6 tháng!. Nhưng chỉ sau 11 tháng cầm quyền, thủ tuớng Ngô Đình Diệm bằng những quyết định sáng suốt, bằng uy tín cá nhân, bằng lòng can trường ,ông đã ổn định đất nước, đất nước phát triến vựot bực, làm cho thế giới kính nễ, nhất là tổng thống Eisenhower. Tác giả có thể phủ nhận điều này không?
Rồi sau khi TT Ngô Đình Diệm bị giết, MN đi vào một giai đoạn rối loạn CS đã lũng đoạn và thâm nhập sâu vào MN trở lại từ giai đoạn này. Trước đó, CS đã bị tận diệt đến 90-%, có công nhất là cơ quan tình báo Đặc Nhiệm Miền Trung, được điều hành bởi ông Dương văn Hiếu và bên trong là ông Ngô Đình Cẩn.

Trong 2 năm 1964 và 1965, sau cái chết của TT Diệm và ông Nhu, không một chính phủ nào điều hành quốc gia được, mà càng ngày càng tệ hại hơn. Cuối cùng thì dưới sự bất tài bạc nhược vô kể của chính phủ Phan Huy Quát, Tổng thống Johnson phải quyết định đổ quân vào MN vì tình trạng MN lúc đó không còn kiểm soát được nữa.

Cũng xin nhắc tác giả là, trước đó, tại dinh độc lập, phó tổng thống Johnson đã bị TT Ngô Đình Diệm thuyết phục là đừng đem quân Mỹ vào MN. TT Johnson đã đồng ý với TT Diệm như thế!. Nhưng tại sao TT Johnson lại thay đổi chính sách? Tác giả hãy tự tìm câu trả lời cho mình.

Những chuyện tác giả đem ra để đau buồn về một ông TT tự kiêu qua một bài hát, chuyện cây giả v.v thật là chuyện thương mây khóc gió, vặt vãnh tiếu lâm. Muốn đánh giá một nhân vật chính trị, phải đánh giá người đó qua những thành tựu mà người ta đạt được tác giả à. Và hãy nhớ rằng, trong chính trị, không bao giờ có một giải pháp hoàn hảo, chỉ có cái tương đối mà thôi tác giả ạ

Chuyện cuối cùng tôi muốn hỏi tác giả là, (ông dùng từ "ông tổng thống bị bắn" có vẻ như là ông muốn miệt thị như là bắn một tên tội phạm vây,) Có luật pháp nào, có hiến pháp nào, có một lương tâm nào, cho phép bắn một tổng thống ? Tại sao ,nếu ông ta có tội, không đem ông ra tòa xét sử? Hay là ,vì không thể kết tội ông, nên bắn đại ông để trừ hậu họa?

Có một lưong tâm nào cho phép bắn người đã tự nôp mình?
Xin tác giả trả lời các câu hỏi trên truớc khi than khóc đủ thứ như thế
PHAM TOAN

Đừng giải bầy thêm với những kẻ hai lòng, hạng ăn cháo đái bát. Những hạng người này là loại ĐEN ÓC làm sao hiểu được lịch sử !
Hung Nguyen

Tôi là một người Viêtnam.Tôi yêu quý quê hương tôi mãi mãi.Tôi kính trọng và tôn sùng những người lãnh đạo một lòng vì dân vì nước. Trong tất cả các triều đại mà tôi trải qua, chỉ có thời gian của cố tổng thống Ngô Đình Diệm là tốt đẹp nhất, như một khoảng thanh bình đẹp đẽ trong một đất nước chiến tranh, hoang tàn, nồi da xáo thịt vì những tham vọng cá nhân.

khg có gì hoàn toàn trên trái đất này. có những người trung hiếu, tiết nghĩa thì cũng có bọn phản thầy hại bạn, có người tiết hạnh khả phong thì cũng có loại đĩ điếm lăng loàn. tôi thù hận bọn phản thầy, giết chủ góp phần đưa đất nước đến chỗ lầm than. nếu ông tác giả bài này làm tổng thống thì có lẽ đất nước Vn đã phồn thịnh, đứng đầu thế giới, buồn thay.

hay tác giả muốn chửi người đã khuất cho sướng cái miệng thích chửi đổng của mình? chửi một chế độ đã mất thì khg ai bắt bớ và rất an toàn, lại được tiếng trí thức dỗm. chứng tỏ được mình. tác giả đã làm được gì đúng đắn cho quê hương? hay chỉ ngồi mát ăn bát vàng?
KBC6080

No comments: