"Điếc không sợ súng" thường được dùng để chỉ những anh chàng pilot vừa mới ra trường và tham dự hành quân, cho dù họ bay trực thăng hay phản lực. Cảm giác phơi phới được lướt trên bầu trời mênh mông như một cánh chim vừa thoát khỏi sự kềm tỏa, hình ảnh rừng núi hay ruộng đồng mang màu xanh mướt dưới chân trông thật yên bình cũng như tiếng động cơ rền vang giữ trời lấn át mọi tiếng súng địch, nếu không có những sự chuẩn bị đề phòng cho những trường hợp bất trắc trước mỗi lúc cất cánh, vẽ nghiêm trọng trên khuôn mặt của các vị đàn anh hướng dẫn nhiều kinh nghiệm chiến trường, người ta không dễ nhận ra nét băn khoăn do dự của mỗi người pilot trẻ khi xuất trận...
Bài viết sau đây của một pilot A-37 trẻ thuộc toán xuất ngoại thứ nhì của Liên Khóa 72-73, tốt nghiệp trường bay Sheppard, về nước từ tháng 4/1974 và về Phi Đoàn Ó Đen 548 Phan Rang, đã tham gia chiến đấu cho đến ngày cuối cùng, được trích ra từ đặc san "Không Gian Hằn Nỗi Nhớ" của Khóa 72A. Xin trân trọng cám ơn quý NT khóa 72A
SA-7 Sờ Mông
Nguyễn Thanh Phương 72A
Dù là khóa út ít của Không Lực VNCH, ít nhiều chúng ta đã góp mặt cho tới ngày tàn của cuộc chiến. Vào đầu năm 1974, các trự đi Mỹ trong toán đầu tiên đã bắt đầu về nước và phân tán ra các phi đoàn A-37. Toán thứ nhì về vài tháng sau đó gồm có Đỗ Minh Hùng (tự Hùng đầu bò) Trần Văn Tỵ, Nguyễn Thanh Phương (tự Phương lùn), Lý Anh Dũng, Liêm Cá Ngác và Quang Tuyết Trắng. Toán nầy đi đủ về thiếu vì có hai trự mắc kẹt lại học T-38 là Chí Bao Tử và Hùng Khỉ.
Sau khi bắt thăm và phân tán mỏng ra các phi đoàn A-37 từ Đà Nẵng xuống Cần Thơ, tụi tôi đã theo các phi tuần phó hoặc phi tuần trưởng đi đánh hằng ngày. Dạo ấy khu trục đã xếp cánh gần hết, A-37 đã bắt đầu bao vùng và khởi sự bị rơi rụng vì chiến trường quá nóng bỏng, nhất là sau khi Ban mê Thuột thất thủ trong trận chiến cao nguyên. Thị xã Ban Mê Thuột, nơi đặt dinh Tỉnh Trưởng Đắc Lắc cùng với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB bị cộng quân bao vây tứ phía. Sau khi quận Thuần Mẫn bị mất, quốc lộ 21 nối liền Ban Mê Thuột và Nha Trang qua quận Khánh Dương bị gián đoạn. Trong khi đó quận Đức Lập bị mất nên con đường từ Ban Mê Thuột đi Quảng Đức cũng không còn xử dụng được. Sau khi anh dũng kháng cự với lực lượng quá chênh lệch, Ban Mê Thuột cuối cùng đã thất thủ khoảng 48 tiếng sau đợt pháo kích đầu tiên của địch quân.
Từ khi ra Phi đoàn, tôi đi ghế phải với anh Lý Tống hầu như mỗi ngày. Chúng tôi đã đánh nhiều trận, có khi giải tỏa áp lực địch khi chúng công đồn, chận đánh đoàn xe chúng chuyển quân, thiêu hủy kho tiếp liệu hậu cần của địch, hoặc có khi đánh tăng. Dù vậy, chỉ có trong những ngày đánh mặt trận Ban Mê Thuột tôi mới thực sự cảm thấy sợ, cho dù anh Tống hay chọc tôi là điếc không sợ súng, bởi mới ra trường chưa phân biệt được cường độ phòng không. Ở Ban Mê Thuột, khi đến vùng là đã thấy phòng không bắn xối xả. Nhìn lên cũng như ngang dọc chỉ thấy toàn là những cụm lửa như cái thúng hoặc những cụm khói bông đan kín bầu trời. Chì trong một buổi sáng thôi mà chúng tôi đã bị rớt 3 chiếc A-37, hai chiếc từ Phan Rang và một chiếc từ Phù Cát, cho dù là phe ta đã phải đánh tự trên cao.
Trong một phi vụ tôi cùng đi với anh Lý Tống đáp ứng quân bạn nhờ khóa họng vẹm. Chúng đã vào thị xã và trí súng cộng đồng trong một khách sạn để bắn qua bên kia đường là Bộ Tư Lệnh. Phòng không đã là một cái khó, nhưng khó hơn nữa là việc bọn chúng và phe ta chỉ cách nhau có một con đường. Rủi mà bà không nhập, nhích tay chút xíu thôi để ông đại tá Tỉnh Trưởng và ông Sư Đoàn Trưởng có bề gì thì chắc khó sống.
Briefing xác định trục đánh với bên L-19 xong xuôi, anh Tống bất chấp lệnh an phi phải đánh từ trên cao, anh đã mang tàu xuống thấp và nói với tôi bằng giọng hài hước: " Như vầy mới bảo đảm chết cha mấy thằng Việt cộng".
Khi xuống thấp mới thấy phòng không bắn dữ. Dù tôi chưa có kinh nghiện phân biệt hướng và loại súng, mỗi lần mảnh đạn ghim vô tàu tôi đều cảm nhận được. Tàu hơi rùng mình, hơi khựng hay hơi chao một chút xíu, thoáng nghe như có tiếng kim loại chạm vào nhau, xé nhau rất sắc. Sau khi đánh xong pass thứ hai và đổi hướng đi ra, thình lình có một trái 37 ly nổ một cái oành gần ngay đầu cánh bên phía tôi. Dù không ăn miểng nhưng bị sức ép không khí nên tàu bị mất điều khiển trong giây lát- nó chao đảo, bềnh bồng như chiếc lá, dù có ngoáy stick cách mấy cũng không có áp phê gì cả.
Về tới phi trường, anh Tống kéo chúng tôi ra phía sau tầu để cùng đếm lỗ đạn. Sau đó anh Tống bị cù lũ (PĐT) dũa te tua như cái mền rách vì vụ bay thấp phạm luật an phi trầm trọng. Ổng hăm sẽ ground nếu ảnh còn tái phạm. Từ văn phòng cù lũ đi ra, anh nhún vai một cái rất Tây và nói với anh em:
- Đánh giặc mà! Đánh sao thì đánh miễn chết giặc là ăn tiền.
Trong một phi vụ khác, Biệt Động Quân nhờ chúng tôi lên đánh giài tỏa áp lực địch đang đè nặng phi trường Phụng Dực. Hôm đó trời xấu, trần mây thấp, chúng tôi phải canh lỗ đục mây nhào xuống. Vứa đánh xong pass thứ nhất, đang kéo tàu lên cao độ thì nghe tiếng la chói lói hốt hoảng của phi tuần bạn và L-19 nói có SA-7 và chỉ kịp hô "nhảy dù! Nhảy dù !" Không đợi nhắc lần thứ hai, chúng tôi khom người xuống giựt handle kích hỏa và hỏa tiễn đẩy hai cái ghế bắn ra khỏi tàu. Chỉ tích tắc sau đó, một tiếng nổ lớn rồi một cụm lửa như cây đuốc lớn văng tung tóe. Tôi biết mình thoát chết trong gan tấc, bởi SA-7 còn xơi tái luôn F-5, đừng nói chi con vịt đẹt A-37.
Dù của tôi bị rớt gần bìa rừng và vướng trên cây. Tôi bị dập mặt đau đớn ê càng. Tôi đang phăng dây leo xuống thì nghe rõ tiếng la hét với giọng Bắc đặc sệt. Xuống tới đất tôi ba chân bốn cẳng nhắm bìa rừng chạy thục mạng. Ý nghĩ phen nầy để tụi nó bắt được thì mình chết chắc làm cho tôi càng sợ, và càng sợ thì chạy càng lẹ, bất kể gai góc, bụi rậm chằng chịt.
Ra tới bìa rừng tôi thấy có 3 chiếc M-113 chạy về phía mình. Gần tới nơi thì một chiếc trở đầu de lại và mở cửa, còn hai chiếc kia xả đạn đại liên vô rừng. Từ chiếc mở cửa, hai bóng rằn ri mũ nâu phóng ra xốc hai bên nách tôi thiếu điều nhấc bổng hai chân rồi phóng vô lòng xe gọn bân. Khi ba chiếc chạy về hướng quân bạn, tôi còn nghe tiếng đạn trúng lốp bốp chát chúa vào vỏ sắt của chiếc xe đang chở tôi.Thở hổn hển, tim đập mạnh muốn vỡ lồng ngực, tôi nắm chặt tay của hai bạn Biệt Động Quân và cám ơn họ cứu mạng. Họ nhìn tôi cười và nói tỉnh bơ:
-Thiếu úy đừng cám ơi tụi tui mà hãy cám ơn ông thiếu úy Thiết Giáp kìa. Ổng tình nguyện đi cứu thiếu úy đó. Tụi tui chỉ đi theo "chơi" thôi. Ông phi công kia coi bộ nhảy dù hay hơn thiếu úy à ! Dù của ổng rớt vô ngay chóc bên đại đội chỉ huy.
Thế là tôi được cứu thoát bởi những người bạn Biệt Động Quân, Thiết Giáp can trường, Bộ Binh dũng mãnh đầy tình huynh đệ chi binh. Đường đời muôn vạn nẻo, nhất là sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, nhưng trong thâm tâm tôi lúc nào cũng nhớ ơn và cầu nguyện mọi sự an lành tốt đẹp đến cho họ.
Nguyễn Thanh Phương 72A
Bài viết sau đây của một pilot A-37 trẻ thuộc toán xuất ngoại thứ nhì của Liên Khóa 72-73, tốt nghiệp trường bay Sheppard, về nước từ tháng 4/1974 và về Phi Đoàn Ó Đen 548 Phan Rang, đã tham gia chiến đấu cho đến ngày cuối cùng, được trích ra từ đặc san "Không Gian Hằn Nỗi Nhớ" của Khóa 72A. Xin trân trọng cám ơn quý NT khóa 72A
SA-7 Sờ Mông
Nguyễn Thanh Phương 72A
Dù là khóa út ít của Không Lực VNCH, ít nhiều chúng ta đã góp mặt cho tới ngày tàn của cuộc chiến. Vào đầu năm 1974, các trự đi Mỹ trong toán đầu tiên đã bắt đầu về nước và phân tán ra các phi đoàn A-37. Toán thứ nhì về vài tháng sau đó gồm có Đỗ Minh Hùng (tự Hùng đầu bò) Trần Văn Tỵ, Nguyễn Thanh Phương (tự Phương lùn), Lý Anh Dũng, Liêm Cá Ngác và Quang Tuyết Trắng. Toán nầy đi đủ về thiếu vì có hai trự mắc kẹt lại học T-38 là Chí Bao Tử và Hùng Khỉ.
Sau khi bắt thăm và phân tán mỏng ra các phi đoàn A-37 từ Đà Nẵng xuống Cần Thơ, tụi tôi đã theo các phi tuần phó hoặc phi tuần trưởng đi đánh hằng ngày. Dạo ấy khu trục đã xếp cánh gần hết, A-37 đã bắt đầu bao vùng và khởi sự bị rơi rụng vì chiến trường quá nóng bỏng, nhất là sau khi Ban mê Thuột thất thủ trong trận chiến cao nguyên. Thị xã Ban Mê Thuột, nơi đặt dinh Tỉnh Trưởng Đắc Lắc cùng với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB bị cộng quân bao vây tứ phía. Sau khi quận Thuần Mẫn bị mất, quốc lộ 21 nối liền Ban Mê Thuột và Nha Trang qua quận Khánh Dương bị gián đoạn. Trong khi đó quận Đức Lập bị mất nên con đường từ Ban Mê Thuột đi Quảng Đức cũng không còn xử dụng được. Sau khi anh dũng kháng cự với lực lượng quá chênh lệch, Ban Mê Thuột cuối cùng đã thất thủ khoảng 48 tiếng sau đợt pháo kích đầu tiên của địch quân.
Từ khi ra Phi đoàn, tôi đi ghế phải với anh Lý Tống hầu như mỗi ngày. Chúng tôi đã đánh nhiều trận, có khi giải tỏa áp lực địch khi chúng công đồn, chận đánh đoàn xe chúng chuyển quân, thiêu hủy kho tiếp liệu hậu cần của địch, hoặc có khi đánh tăng. Dù vậy, chỉ có trong những ngày đánh mặt trận Ban Mê Thuột tôi mới thực sự cảm thấy sợ, cho dù anh Tống hay chọc tôi là điếc không sợ súng, bởi mới ra trường chưa phân biệt được cường độ phòng không. Ở Ban Mê Thuột, khi đến vùng là đã thấy phòng không bắn xối xả. Nhìn lên cũng như ngang dọc chỉ thấy toàn là những cụm lửa như cái thúng hoặc những cụm khói bông đan kín bầu trời. Chì trong một buổi sáng thôi mà chúng tôi đã bị rớt 3 chiếc A-37, hai chiếc từ Phan Rang và một chiếc từ Phù Cát, cho dù là phe ta đã phải đánh tự trên cao.
Trong một phi vụ tôi cùng đi với anh Lý Tống đáp ứng quân bạn nhờ khóa họng vẹm. Chúng đã vào thị xã và trí súng cộng đồng trong một khách sạn để bắn qua bên kia đường là Bộ Tư Lệnh. Phòng không đã là một cái khó, nhưng khó hơn nữa là việc bọn chúng và phe ta chỉ cách nhau có một con đường. Rủi mà bà không nhập, nhích tay chút xíu thôi để ông đại tá Tỉnh Trưởng và ông Sư Đoàn Trưởng có bề gì thì chắc khó sống.
Briefing xác định trục đánh với bên L-19 xong xuôi, anh Tống bất chấp lệnh an phi phải đánh từ trên cao, anh đã mang tàu xuống thấp và nói với tôi bằng giọng hài hước: " Như vầy mới bảo đảm chết cha mấy thằng Việt cộng".
Khi xuống thấp mới thấy phòng không bắn dữ. Dù tôi chưa có kinh nghiện phân biệt hướng và loại súng, mỗi lần mảnh đạn ghim vô tàu tôi đều cảm nhận được. Tàu hơi rùng mình, hơi khựng hay hơi chao một chút xíu, thoáng nghe như có tiếng kim loại chạm vào nhau, xé nhau rất sắc. Sau khi đánh xong pass thứ hai và đổi hướng đi ra, thình lình có một trái 37 ly nổ một cái oành gần ngay đầu cánh bên phía tôi. Dù không ăn miểng nhưng bị sức ép không khí nên tàu bị mất điều khiển trong giây lát- nó chao đảo, bềnh bồng như chiếc lá, dù có ngoáy stick cách mấy cũng không có áp phê gì cả.
Về tới phi trường, anh Tống kéo chúng tôi ra phía sau tầu để cùng đếm lỗ đạn. Sau đó anh Tống bị cù lũ (PĐT) dũa te tua như cái mền rách vì vụ bay thấp phạm luật an phi trầm trọng. Ổng hăm sẽ ground nếu ảnh còn tái phạm. Từ văn phòng cù lũ đi ra, anh nhún vai một cái rất Tây và nói với anh em:
- Đánh giặc mà! Đánh sao thì đánh miễn chết giặc là ăn tiền.
Trong một phi vụ khác, Biệt Động Quân nhờ chúng tôi lên đánh giài tỏa áp lực địch đang đè nặng phi trường Phụng Dực. Hôm đó trời xấu, trần mây thấp, chúng tôi phải canh lỗ đục mây nhào xuống. Vứa đánh xong pass thứ nhất, đang kéo tàu lên cao độ thì nghe tiếng la chói lói hốt hoảng của phi tuần bạn và L-19 nói có SA-7 và chỉ kịp hô "nhảy dù! Nhảy dù !" Không đợi nhắc lần thứ hai, chúng tôi khom người xuống giựt handle kích hỏa và hỏa tiễn đẩy hai cái ghế bắn ra khỏi tàu. Chỉ tích tắc sau đó, một tiếng nổ lớn rồi một cụm lửa như cây đuốc lớn văng tung tóe. Tôi biết mình thoát chết trong gan tấc, bởi SA-7 còn xơi tái luôn F-5, đừng nói chi con vịt đẹt A-37.
Dù của tôi bị rớt gần bìa rừng và vướng trên cây. Tôi bị dập mặt đau đớn ê càng. Tôi đang phăng dây leo xuống thì nghe rõ tiếng la hét với giọng Bắc đặc sệt. Xuống tới đất tôi ba chân bốn cẳng nhắm bìa rừng chạy thục mạng. Ý nghĩ phen nầy để tụi nó bắt được thì mình chết chắc làm cho tôi càng sợ, và càng sợ thì chạy càng lẹ, bất kể gai góc, bụi rậm chằng chịt.
Ra tới bìa rừng tôi thấy có 3 chiếc M-113 chạy về phía mình. Gần tới nơi thì một chiếc trở đầu de lại và mở cửa, còn hai chiếc kia xả đạn đại liên vô rừng. Từ chiếc mở cửa, hai bóng rằn ri mũ nâu phóng ra xốc hai bên nách tôi thiếu điều nhấc bổng hai chân rồi phóng vô lòng xe gọn bân. Khi ba chiếc chạy về hướng quân bạn, tôi còn nghe tiếng đạn trúng lốp bốp chát chúa vào vỏ sắt của chiếc xe đang chở tôi.Thở hổn hển, tim đập mạnh muốn vỡ lồng ngực, tôi nắm chặt tay của hai bạn Biệt Động Quân và cám ơn họ cứu mạng. Họ nhìn tôi cười và nói tỉnh bơ:
-Thiếu úy đừng cám ơi tụi tui mà hãy cám ơn ông thiếu úy Thiết Giáp kìa. Ổng tình nguyện đi cứu thiếu úy đó. Tụi tui chỉ đi theo "chơi" thôi. Ông phi công kia coi bộ nhảy dù hay hơn thiếu úy à ! Dù của ổng rớt vô ngay chóc bên đại đội chỉ huy.
Thế là tôi được cứu thoát bởi những người bạn Biệt Động Quân, Thiết Giáp can trường, Bộ Binh dũng mãnh đầy tình huynh đệ chi binh. Đường đời muôn vạn nẻo, nhất là sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, nhưng trong thâm tâm tôi lúc nào cũng nhớ ơn và cầu nguyện mọi sự an lành tốt đẹp đến cho họ.
Nguyễn Thanh Phương 72A
No comments:
Post a Comment