Wednesday, October 28, 2009

Bọn làm chứng dối

Trên thế giới hiện nay có đến hàng tỷ tín đồ của Chúa Jesus Christ. Và Kinh Thánh có viết: "Chúa phán : Ta là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống"(Jn 14:6). Cho thấy vẩn còn ít nhất một phần đông nhân loại chọn Đường Chánh Trực, Chí Thành Tín, Lòng Nhân Nghĩa làm lẽ sống.

Tuy nhiên nhiều nhà chính trị đã không nghĩ như vậỵ Vì những chính sách thủ lợi, họ đã dùng Hiệp định Paris_ như nụ hôn bán Chúa của Juda_ để bán đứng một dân tộc yêu chuộng tự do vào tay một chính quyền Cộng sản, và đẩy một quân đội đang dũng cảm chiến đấu cho chính nghĩa vào thế thúc thủ. Một trang lịch sử đã được viết lên bằng sự dối trá.

Cổ nhân Đông Phương có câu: "Hà chính mãnh ư hổ". Hành vi xô đẩy lương dân vào miệng cọp của một chính sách hà khắc độc tài là tội ác. Nhiều người có lương tâm đã đau đớn lòng trước vở kịch dối trá và tội ác đó. Một trong những người này là nhà báo lão thành George McArthur.

Nhân ngày Quân Lực và ngày Nhà Báo Quốc tế, xin được giới thiệu với quý niên trưởng và các bạn Cánh Thép những tâm sự của George McArthur về chiến tranh Việt nam, để cùng tưởng nhớ đến các Chiến Sĩ QLVNCH, còn sống hay đã khuất, những người đã hiến thân vì Tổ Quốc Tự Do.


BỌN LÀM CHỨNG DỐI
Tâm sự của một phóng viên.

Cựu phóng viên chiến trường George McArthur đã từng trải qua 3 năm tham gia đưa tin trong cuộc chiến tranh Triều tiên, với tư cách là phóng viên của hảng tin Associated Press (AP). Năm 1963, ông làm chánh văn phòng của AP tại Manila. Và khi chiến trường Việt Nam bắt đầu sôi động, ông đã thường qua Việt Nam đưa tin với những chức vụ tạm thời. Cho đến tháng Ba năm 1965, vào thời điểm mà Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, thì ông được chính thức chuyển qua Sài Gòn làm Chánh văn phòng của hảng tin AP, và liên tục viết bài từ Việt Nam trong 10 năm tiếp đó. Năm 1969, McArthur chuyển qua làm phóng viên chiến trường cho tờ Los Angles Times, và sau đó đã viết về sự sụp đổ tại Sài gòn vào tháng Tư năm 1975.

Sau đây là tâm sự của George McArthur với Giáo sư Larry Engelmann của trường đại học San Jose về những ngày cuối cùng này.

Vietnam Magazine Editor.


Cái hiệp ước ký vào tháng Giêng năm 1973 mà người ta hay gọi là hiệp định Paris đã đúc trong tâm trí tôi một cái ý tưởng là chiến tranh Việt Nam đang đến hồi kết thúc. Tôi nghĩ rằng tôi đã tin như vậy_ đó là tôi nói hồi đó.

Tôi nói là hồi đó tôi đã tin như vậy, nhưng tôi chưa hề tin vào điều gì một cách trọn vẹn. Tôi bị bập bềnh theo những sự kiện đang xảy ra trong ngày, tại bất cứ mọi thời điểm để xét lại xem điều đó có thực hiện được hay không. Tôi luôn cảm thấy rằng có lẻ tốt nhất là chúng ta nên rút ra khỏi đó, bởi vì có khoảng 25 triệu con người bên đó không muốn những kẻ xấu xa đổ quân vào và áp đặt lên đầu họ một thứ chính quyền mà họ không muốn có.

Tôi đã tin là chúng ta không hề muốn như thế. Và hầu hết ý tưởng này đều xuất phát từ trung tướng John Murray, tùy viên quân sự Mỹ tại Sài gòn. Tướng Murray đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi rất nhiều bởi vì tôi rất hợp ý với Murray, và ông này đã kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về súng đạn, và về tình hình đang diễn tiến, và nó đang diễn tiến một cách tồi tệ.

Rồi tôi đã đi đến cái kết luận, mà tôi vẫn giữ khư khư cho đến phút cuối, là được rồi, nếu chúng ta không rút ra khỏi đó được thì cũng đừng để những chuyện quái quỷ đó dây dưa gì tới bên này, hoàn toàn và dứt khoát đừng. Bởi vì đến thời điểm này thì điều đó đã trở thành tội ác. Các anh chỉ giết chóc thêm nhiều người, mà chẳng tạo dựng được một cái gì ráo.

oOo
Tôi cảm thấy cho đến khoảng năm 1972_ tôi không thể nhớ một cách chính xác_ thì lẽ ra chúng ta đã có thể làm được một điều gì đó, như là giữ cho chế độ miền Nam thoát khỏi quỹ đạo của Hà Nội chẳng hạn. Và anh không thể tìm ra một người nào tài năng hơn ở Sài gòn để mà giao phó cái trọng trách đó cho bằng ngài Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam hồi đó là Graham Martin_ Ông này có thể chỉ cho anh thấy một kế hoạch vĩ đại cho cuộc chiến.

Những người bình thường nghĩ đến điều này theo ý như tôi mới nói, là chúng ta đang cố cứu vớt một điều gì đó ra khỏi một vụ đắm tàu khủng khiếp, và điều duy nhất mà chúng ta có thể cứu vãn được là một chế độ có thể đưa dân tộc này đến sự hưng thịnh, và một loại xã hội công nghiệp tự do nào đó, vì đây là một dân tộc rất chịu thương chịu khó. Họ sẽ không hợp với khuôn mẫu của bất cứ ai. Dân miền Nam hoàn toàn khác với dân miền Bắc.

Và anh không thể nào viết ra điều đó trong thời chiến. Nếu anh viết rằng có một sự khác biệt chủng tộc ngay tại Việt Nam, thì chắc chắn anh sẽ bị mọi người ở Washington cười cho thối đầu. Người Pháp đã tế nhị hơn chúng ta về điều này. Họ biết là có. Họ biết là dân miền Bắc có những đặc tính riêng và dân miền Nam có những đặc tính riêng_ đó cũng là một phần niềm tin của tôi hồi đó_ và tôi đã đạt được cùng một kết luận với ngài Jean-Marie Merillon, đại sứ Pháp hồi đó_ một trong những người thức thời_ là dân Bắc sẽ khó mà nuốt trôi được miền Nam.

Và đó chỉ là tiên đoán dựa trên những điều đang xảy ra. Cho dù họ không cưỡng được cơn thèm muốn được nếm vào trái cấm. Nhưng miền Bắc sẽ không nuốt trôi được miền Nam. Không thể nào có chuyện đó được.

oOo
Một điều nữa mà hồi đó tôi đã tin_ tôi cho là vào lúc đó ai cũng tin_ là người ta đã từ bỏ hy vọng, và rất nhiều người Việt cũng đã từ bỏ hy vọng. Tôi cảm thấy rằng miền Bắc sẽ tỏ ra hiểu biết hơn khi họ chiếm được miền Nam, bởi vì vào lúc đó trong số những người ở lại đã có chung một cái ý tưởng như thế này, " Được rồi, mình đã chiến đấu dũng cảm cho đến phút cuối, rồi bị thua trận. Bây giờ để xem là mình có thể làm được gì để xây dựng đất nước và vượt qua hoàn cảnh này. Và nếu mình phải chịu đựng những tay Cộng sản này, thì cũng cam chịụ Mình sẽ nghe họ sai khiến, sẽ làm bất cứ điều họ muốn nếu họ tỏ ra hợp lý dưới một hình thức, mức độ...nào đó". Miền Nam đã sẳn sàng, hầu như từng người một, để hợp tác với bất cứ loại cai trị nào tỏ ra hợp lý. Và miền Bắc đã tận dụng cái học thuyết hợp lý ngu ngốc này. Họ thấy là cần phải đưa ra một hình thức cải tạo nào đó, thế này thế nọ. Thế mà họ đã kiếm được nhiều bạn hửu hơn kẻ thù.

oOo
Tôi ở Việt nam cho tới năm 75. Trong đêm cuối cùng đó, tôi vẫn còn tiếp tục viết bài. Tôi sẽ không ở bên đó tới mười năm nếu cảm thấy cuộc sống của tôi phần nào bị đe doạ. Đôi khi anh cũng phải chấp nhận đôi chút hiểm nguy, nhưng hồi đó tôi là con dê già sừng sỏ: tôi biết tự lo cho bản thân, và tôi tránh né những trận đánh đối mặt với quân Bắc Việt. Tôi không bao giờ nhúng mũi vào những chuyện như thế. Tôi bay ra Đà Nẵng vào mùa Xuân năm 75. Tôi cũng bay ra Huế vào thời điểm đó. Nhưng khi vụ đắm tàu đó vừa mới khởi đầu thì tôi chạy tới chạy lui khắp cả nước. Ở vào tình cảnh như thế thì anh phải biết tính toán thời giờ cho thật chính xác... Anh phải như một tay chơi bóng chày nhà nghề. Anh chạy vào rồi chạy ra. Nếu anh chạy ra trong vòng 24 giờ trước khi nơi đó đổ sụp xuống, thì việc canh giờ của anh thuộc hàng siêu hạng. Và tôi luôn là tay canh giờ thuộc hàng siêu hạng.

Lúc đó tôi đang viết tin về một cuộc họp quốc hội giữa các nghị sĩ Millicent Fenwick và Bella Abzug và những nghị sĩ khác. Tôi đang ở bên Nam Vang và họ đang ở đó vào cái ngày chiếc máy bay dân sự cuối cùng rời khỏi Nam Vang. Họ có một chiếc máy bay quân sự đang đậu cuối phi đạo với Bella và Phil Habib, Paul McCloskey, Millicent mồm ngậm ống vố, và cả lũ bọn họ. Và nơi này đang cơn hấp hối.

Nhưng khi tôi chạy ra phi trường để đón máy bay, thì chuyến bay khốn khổ của tôi đã bị hủy bỏ. Thêm vào chuyện chuyến bay bị hủy, tôi và tay tài xế còn bị pháo kích dọc đường ra phi trường, cho nên tôi không cảm thấy thoải mái chút nào. Nhưng rồi tôi chạy vào cái góc phi đạo, nơi tôi biết có chiếc C47 đang đậu ở đó. Phil Habib là bạn cũ của tôi, thế là tôi gọi, "Phil, cho tao quá giang chiếc máy bay đó về Sài gòn với", thế là hắn đáp, "Okay, trên máy bay còn nhiều chổ lắm."

Thế là tôi leo lên chiếc máy bay đó và ngồi ngay sau lưng Bella Abzug, và hai ba tay cha căng chú kiết nào đó. Bay về Sài gòn mất chừng 50 phút, và họ bàn cãi suốt trên chuyến bay. Tôi không xía vào tiếng nào cả. Nhưng họ đã tỏ ra quá nông cạn và nhạt nhẽo, và chẳng giải quyết được gì trước tình hình đang diễn tiến tại Nam Vang. Không ai nghi ngờ chút nào tính đúng đắn của họ, khi họ nhận định rằng đất nước này đang ở tận cuối đường hầm, nhưng điều đó làm tôi nổi điên lên khi cố tập trung để viết bài.

Đêm đó tôi bị xuất huyết tiêu hóa. Tôi đi với vợ tôi là Eva Kim_ sau chiến tranh chúng tôi mới cưới nhau_ tới nhà một người bạn uống rượu, rồi tôi bị lật gọng. Tôi sống chung với cái bao tử loét này đã 20 năm rồi. Thế mà đêm đó nó vật tôi. Và tôi đổ tội đó cho Bella Abzug. Có lẻ tôi cũng không phải là người độ lượng.

oOo
Nhớ lại là vào thời điểm đó, khi cuộc tổng tấn công cuối cùng bắt đầu, thì Graham Martin lại bỏ về Mỹ, và vợ tôi là thư ký riêng của hắn. Tôi và Martin là hai kẻ thù thân thiện, và chúng tôi vẫn còn là kẻ thù thân thiện của nhau cho tới khi hắn mất vào tháng Ba năm 90. Trong đêm trước khi bỏ về Mỹ, hắn nói là miền Nam Việt Nam không thể nào bị đánh bại về mặt quân sự. Và mặc dù cố phân tích điều đó một cách thật lịch sự, tôi đã hỏi thẳng vào mặt hắn là: "Có thật không đó?".

Bỏ lại cho tôi viên ngọc khôn đó, hắn lên đường về Mỹ. Hắn bỏ đi đâu chừng 4 tuần, theo như tôi còn nhớ. Không cho ai biết là hắn đi đâụ Washington đã cố tìm hắn. Eva cũng từ Sài gòn gọi khắp bang Carolina cố sức tìm xem hắn trốn chổ nào. Thế rồi hắn mò về, và lúc đó Đà Nẵng đang chuẩn bị tan rã. Phản ứng đầu tiên của Martin trước sự cố đó là, "Tôi sẽ ra đó, và đích thân tôi sẽ chỉ huy quân đội." Hắn sẽ là vị chỉ huy quân đội tồi nhất thế giới mà nhân loại từng được hân hạnh biết đến. Nhưng phản ứng đầu tiên của hắn là phải ra Đà Nẵng: "Tôi muốn ra Đà Nẵng, tôi sẽ đem lệnh ra đó". Và hắn cãi nhau suốt với mấy cái đầu còn đôi chút tỉnh táo ở tòa Đại sứ.

Hơn nửa tá lần khác hắn cũng đã làm những chuyện tương tự như thế. Ngày cuối cùng, khi mà cả thế giới đều biết phi trường Tân Sơn Nhất đã bị đập tung tóe như cái đe thợ rèn, thì hắn lại leo lên chiếc limousine và chạy thẳng ra ngoài phi đạo, không biết hắn làm cái giống gì ngoài đó, nhưng hắn phải báo cáo về cho Tổng thống : "Tôi đã thấy mặt phi đạo và nó không còn sử dụng được nữa." Không lẽ tôi phải nói cho hắn biết là nằm cách đó năm dặm, thế mà trận pháo kích chết tiệt đêm đó đã tống tôi bay ra khỏi giường? Anh không thể nghe những thứ tiếng như thế mà không đoán trước được là chuyện gì đang xảy ra, nếu như anh đang ở quanh quẩn đâu đó. Và Martin cũng biết, nhưng hắn giả điếc giả đui. Thế ra chính hắn đã ngồi xỗm ngay giữa sòng xập xí xập ngầu đó.

Hồi tưởng lại, tôi cũng đồng tình đôi chút với vài điều hắn đã nói. Hắn nói là người Mỹ không nên tạo ấn tượng là mình đang bị đá đít. Vì thế hắn ra lệnh cho mọi người trong tòa Đại sứ, trong nhiều trường hợp bất chấp cả phép lịch sự, rằng không ai được chuyển đồ đạt về nước. Nhờ thế mà sinh hoạt trong tòa Đại sứ vẩn giữ được bộ mặt bình thường. Và tôi cũng nói tốt thêm một điều nữa cho Martin. Là hắn mất sạch mọi thứ hắn có trong tòa Đại sứ. Bộ hình cưới, những thứ đại loại như thế, những khung hình bằng bạc_ anh sẽ thấy những thứ này nếu anh có dịp vào nhà ngài Đại sứ_ và tất cả những tấm hình chụp chung với Harry J. Không biết ai đó đã ký tặng "gửi bạn hiền Graham của tôi". Tất cả những thứ đó đều bị mất sạch. Những thứ mà Martin giữ để làm kỷ niệm. Tôi chắc là như thế.

oOo
Tôi chưa hề nói là tôi tiên đoán được chính xác ngày Sài gòn sẽ mất, nhưng cứ cho là tôi biết điều đó sẽ xảy ra trong vòng vài tuần nữa thôi. Tôi không biết nó sẽ xảy ra như thế nào. Vào lúc đó, tôi vẫn còn nghĩ là tôi sẽ rời khỏi nước trên một chuyến C130 cất cánh từ Tân Sơn Nhất.

Nhưng tôi không chắc lắm. Tôi biết là những người trong phòng báo chí đã có kế hoạch riêng. Và những người đó đã quyết định ở lại, họ rất tốt bụng. Tôi là tất cả đối với họ. Họ là những người thật can đảm. Còn nhớ vào lúc đó tôi vừa mới xuất viện, nơi tôi được cấp cứu lần bị xuất huyết tiêu hoá, và chỉ có thể đi lại loanh quanh trong tháng cuối cùng tôi còn bên đó. Nên tôi tự nhủ mình nên ở lại nếu tình trạng sức khỏe cho phép. Tôi đã có một quyết định hai tuần trước ngày cuối cùng đó, là khi thời cơ chín mùi tôi sẽ ra đi. Và dĩ nhiên Eva sẽ giúp tôi trong quyết định đó. Bất chấp thực tế là tôi không hề tin chuyện sẽ có một cuộc tắm máu tại Sài gòn. Tôi cũng không nghĩ là nó sẽ diễn ra một cách dịu dàng êm ái. Tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên là người ta sẽ cư xử dịu dàng đối với cánh nhà báo chúng tôi.

Eva và tôi sống chung với nhaụ Đó không phải là chuyện tối mật. Và tôi biết là tôi sẽ phải đợi cho tới khi nàng ra đi. Như tôi mới nói, tôi không hề quan tâm đến chuyện này. Tôi chưa bao giờ dự một buổi họp nào bàn về những vấn đề như vậy. Tôi biết là Brian Ellis, người của CBS, đang chơi trò con ngựa thành Trojan để đưa những nhân viên người Việt ra đi. Tôi biết những việc như thế này đang diễn ra. Nhưng nói đến việc ra đi của cá nhân tôi, thì tôi chưa hề bận tâm.

Chúng tôi ngủ qua đêm 28 tháng Tư tại nhà của Eva và thức dậy vào sáng sớm_ chúng tôi thức giấc lúc 3 giờ sáng khi họ pháo kích vào Tân Sơn Nhất. Và cả hai đứa chúng tôi đều đã gói ghém túi xách đủ dùng cho một tuần, và chúng tôi biết là đã đến lúc rồi đó. Thế là Eva, lúc đó đang còn Eva, mặc áo quần vào và lấy thêm một đôi giày, rồi khoác cái túi xách và lái xe về tòa đại sứ lúc 5:30 sáng. bởi vì nàng biết mọi sự sẽ được bắt đầu một cách sớm sủa.

Rồi tôi đi theo nàng chừng nửa giờ sau đó, ghé qua nhà tôi, dùng một bữa điểm tâm nhẹ, rồi cho người bếp tất cả số tiền còn trong túi, rồi lái chiếc xe Volkwagen nhỏ xíu của tôi về tòa Đại sứ. Lúc đó vào khoảng 6:30, và cánh cổng ở đó vẫn còn mở rộng. Thế là tôi tìm chổ đậu chiếc Volkwagen ở đó, rồi ra phố với một nhân viên của tòa Đại sứ. Hắn và tôi chạy loanh quanh thành phố cho tới gần trưa. Và khi trở về chúng tôi bị kẹt khi đi trở vô. Hắn đang lái chiếc xe công vụ và có giấy thông hành, vì vậy Thủy quân Lục Chiến đã phối hợp để đưa chúng tôi vào. Họ đang chặn không cho người lạ tràn vào.

Chừng giữa trưa thì chúng tôi vào được bên trong. Tôi không ra ngoài nữa. Lúc đó ngoài cổng là một biển ngườị Eva đang ở tuốt trên lầu 7. Tôi ở lại dưới tầng trệt. Tôi không muốn quấy rầy nàng, và tôi không muốn quấy rầy Martin, mặc dù tôi muốn lên đó lúc nào cũng được. Thế là tôi ở lại bên dưới để ghi chép và quan sát những chuyện khôi hài đang diễn ra.

Một nhóm người Phi-luật-tân lái hai chiếc xe Van to tướng chở nguyên cả dàn nhạc chạy tới xin được di tản. Có cả một cây bass thùng, đầy đủ các nhạc cụ và dàn âm thanh stereo. Tốt thôi, tay sĩ quan an ninh Marvin Garrett bảo họ: "Bỏ mấy cái của nợ này lại". Và tôi thấy rõ ràng là mấy tay người Phi này đã rớt nước mắt.

Ngài Đại sứ Nhật cũng làm một cuộc viếng thăm ngoại giao, và khi đến nơi người ta thấy ngài mặc một cái áo giáp chống đạn và đội một cái nón sắt sơn trắng. Thật là một ngày vui vẻ. Đúng là một ngày khôi hài. Đó chỉ là mới bắt đầu thôi. Người ta không được hạ cây me già trước sân tòa Đại sứ. Xin ngài cho phép chúng tôi hạ cây me. Không, các người không được hạ cây đó. Tốt thôi, cuối cùng người ta bảo nhau, chúng ta cứ hạ cây me mắc dịch đó xuống, mặc kệ Martin muốn nói gì thì nói.

Tôi tránh vào phòng của Martin. Cuối cùng, vào khoảng 9:30 tối_ trời tối đen và rõ ràng là vòng người càng ngày càng siết chặc_ không ai có thể ra vào được nữa và tôi cũng không còn việc gì để làm. Thế là tôi tự nhủ, ừ, mình nên lên trên văn phòng với Eva, để cùng nàng chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Thế là tôi leo lên văn phòng của nàng_ tôi vừa nói lúc đó khoảng 9:30 tối_ và chừng nửa tá tay bặm trợn đang có mặt trong phòng. Viên lãnh sự, người có bộ ria mép tỉa theo kiểu lính ngự lâm mà tôi đã quên tên, bước vào mang theo nửa chai rượu Gin, và vài tay khác cũng mang vào lưng chai Scotch. Họ vừa cướp quầy rượu của tòa Đại sứ. Đây không phải là bữa tiệc rượu. Đây là đêm canh thức. Chúng tôi ngồi đó uống rượu bằng ly giấy, và ai cũng cần một ly. Nhưng tôi không nghĩ là có ai đó có thể uống hơn hai ly.


oOo
Vào phút cuối thì Thomas Polgar (trưởng phòng CIA) và Graham Martin quay qua thù ghét lẫn nhau. Polgar từng là đứa đầy tớ trung thành trong suốt một thời gian dài, nhưng đến phút cuối thì hắn nói, "Tôi nên tránh xa lão già đó, vì ổng là một kẻ phiền toái". Thế là Polgar bắt đầu đi theo con đường riêng. Còn Martin thì theo đường ngược lại, đang cố đổ mọi tội lỗi lên đầu Polgar. Và hắn gọi tôi vào văn phòng rồi bắt đầu nói xấu về Polgar, và hắn nói "Nếu như tên SOB Polgar kia đừng..." Polgar lúc đó đang đứng cuối hành lang, thấy tôi bước vào phòng của Martin bèn chạy lại. Thấy vậy Martin bèn cắt ngang câu chuyện, không nói nữa.

Mọi chuyện cũng xảy ra tương tự khi chúng tôi ở ngoài hạm độị Polgar dùng quá nửa thời gian trên tàu, nơi chúng tôi được di tản ra đó, để theo dõi Martin. Còn Martin thì không bỏ qua một cơ hội nào để đầu độc giới báo chí bằng những câu chuyện kể về Polgar, có dặm thêm mắm muối. Martin ra đi đem theo tất cả các tài liệu của tòa Đại sứ. Tốt thôi, hắn phải mang theo những thứ này vì sợ sẽ phải đương đầu với Henry Kissinger hoặc với CIA, và những tài liệu này là thứ vũ khí mà hắn cho là sẽ phải cần đến. Đó là lý do tại sao hắn lấy cắp những tài liệu đó.

Hồi đó tôi có viết rất nhiều bài kể về những chuyện đã xảy ra vào thời điểm đó. Anh đến chổ Kissinger. Anh qua nơi CIA. Ghé Martin. Và anh sẽ thấy họ đang đổ rác lên đầu nhau. Và người này đang cố đổ lỗi cho người kia. Khi chúng tôi về đến Mỹ, dĩ nhiên, anh sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng ở bên này chẳng ai muốn điều tra cái gì cả. Cái ý nghĩ về một cuộc đại bại_ nếu ở bên Anh thì chắc chúng tôi phải ra trước Hội Đồng Đại Nghị_ đang là cảm giác chung tại Mỹ, và anh không hề nghe Quốc hội nói gì cả. Không ai nói. Không nói gì.

Ý tôi muốn nói, anh vừa gặp những kẻ dối trá, những kẻ co vòi, không dám có ý kiến gì cả, và những kẻ như Polgar và Martin và cả lũ bọn họ. Nó làm cho vụ Watergate trở nên lu mờ. Bọn họ ai cũng có một cái chăn bẩn cần phải đem phơi. Người này sẳn sàng đổ lỗi cho người khác. Rồi hóa ra là không ai cần phải đổ lỗi cho ai cả. Bởi vì Quốc hội cũng không, Hành pháp cũng không, Báo chí cũng không, không ai muốn điều tra. Và họ không bao giờ muốn.

oOo
Sau lần cụng đầu với Polgar nơi hành lang đó, tôi và Martin bước ra khỏi văn phòng của Martin và một lần nữa tôi lại đến đứng bên bàn của Eva. Polgar đã bỏ đi, Martin đã quay vào văn phòng, rồi hắn lại quay trở ra và lúc đó vào khoảng 10 giờ tốị Rồi hắn quay sang Eva và nói, "Cô Kim, tôi không nghĩ là hôm nay mình sẽ còn bài diễn văn nào nữa để mà đọc. Sao cô chưa đi đỉ" Đó là những lời chia tay của hắn dành cho nàng đêm đó.

Tốt thôi, sau đó nàng với lấy cái túi xách. Chiếc dù cứu hộ là cái cầu thang cuốn nằm sát bên văn phòng, thế là chúng tôi đi ra đó rồi bước lên cầu thang để trèo lên sân thượng. Tôi sẽ ra đi với nàng. Con chó của Martin đang bị cột ở đó, tôi có biết và rất thích con chó nhỏ này, tên nó là Nit Noy_ tiếng Thái có nghĩa là "Tí xíu".

Nit Noy là con chó cưng của Janet_ con gái Martin, cũng là bạn thân của tôi_ và của Dorothy, vợ Martin; và tay SOB Martin này đang tính bỏ lại con Nit Noy ở đó. Hắn chối, nhưng tôi biết là hắn sẽ bỏ con Nit Noy ở lại. Tôi hỏi, "ông có muốn tôi đem con chó này đi không?" Và hắn nói, "Dĩ nhiên là tôi sẽ vô cùng biết ơn". Thế là tôi tháo dây đai buộc con chó_ và tôi đã không lấy làm áy náy chút nào vì đã chiếm thêm chổ của ai đó trên tàu. Tôi biết tay bác sĩ dưới lầu cũng có một con chó cái nhỏ nhét trong túi xách. Hắn chích cho con chó mê man suốt ngày vì không biết đến lúc nào sẽ được đưa đi, và người ta không muốn nghe tiếng chó sủa. Thế là con chó nhỏ đành phải ngủ vùi trong cái túi xách, và tôi có quen với tay bác sĩ này. Tốt thôi, hắn hé túi xách cho tôi xem con chó cái vì biết tôi cũng có một con chó đực. Ngủ suốt trong cuộc di tản.

Cuối cùng khi chúng tôi leo được lên trên mái nhà và chui vào một chiếc trực thăng, Eva ngồi bên tay phải còn tôi ôm con Nit Noy trên đùi. Thật tình cờ, Nit Noy có bộ lông đen. Người ta không nhìn thấy nó. Ý tôi muốn nói là tôi có thể đem lên tàu cây đại bác 105 ly. Vào lúc đó thì người ta sẽ không "nhìn thấy" những chi tiết. Tôi có thể đem bà già vợ của anh lên tàu; tôi có thể đem một con voi lên tàu. Lúc đó nó cũng sẽ không gây ra một sự chú ý nào. Vào lúc đó thì ai cũng chỉ có mỗi một việc, là cố mà leo lên một chiếc trực thăng để ra đi. Thế là tôi đem theo con chó của ngài Đại sứ, và nó đã làm cho tôi vô cùng khốn khổ khi ở trên hàng không mẫu hạm, nhưng đó là một chuyện khác.

Chiếc trực thăng cất cánh, và dĩ nhiên, vì là nhà báo cho nên tôi đã ngoái nhìn lại xuống các đường phố, và thấy như một vòng vây lửa chung quanh Sài gòn. Những kho đạn hướng Biên Hòa đang tung lửa lên trời. Đó một màn trình diễn pháo bông cao nhất, ngoạn mục nhất chưa ai từng thấy. Và tôi đã ngồi đoán mò vị trí của mình so với mặt đất, nghĩ dại lung tung, không biết là mình sẽ ra sao nếu như bị rơi xuống đó. Chúng tôi bay vòng vòng đâu chừng 5 phút, bởi vì họ bay ra với đội hình 2 chiếc, nên chúng tôi đang đợi chiếc thứ hai cất cánh. Nói là 5 phút_ thật ra chỉ chừng 60 giây, nhưng khi đó có vẻ như thời gian kéo dài vô tận.

Nhưng khi chúng tôi đang lượn vòng trên thành phố, tôi đã hớp sâu vào lòng cái quang cảnh đã kết thúc khoảng thời gian 10 năm sống trong cuộc đời của tôi; và, xin thú thật, tôi đã bật khóc; tôi không thể nào chợp mắt, và đêm đó tôi không ngủ được. Sự thật là như vậy đó.

Họ đưa chúng tôi ra chiến hạm Blue Ridge, chiếc tàu chỉ huy của cuộc di tản; rồi họ lại chuyển chúng tôi qua mẫu hạm Midway, bởi vì Midway là chiếc tàu đầu tiên ghé về vịnh Subic ở Phi-luật-tân, và tất nhiên tay nhà báo nào cũng muốn ngồi trên chiếc tàu đầu tiên về Subic. Hệ thống truyền tin của hải quân làm mất bài vở của chúng tôi như giặc. Khi tôi về đến Subic, thì phát hiện ra là người ta đã không hề nhận được một từ khốn khổ nào trong những bài báo của tôi gửi về. Khi hải quân nói là họ sẽ cung cấp phương tiện truyền tin thì chớ có tin. Chớ có dại mà gửi bài đi bằng phương tiện truyền tin của hải quân. Cũng may là tôi đã giữ lại các bản nháp, vì vậy ngay khi vừa về đến Manila là tôi đã bắt tay viết lại những bài đó. Tôi phải mất chừng hai ngày để ngồi viết lại những bài mà tôi đã viết trên tàu.

oOo
Tất nhiên, sau đó tôi đã bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Nó kéo dài đâu chừng một năm hoặc lâu hơn. Và hầu như tất cả những ai đã từng qua sống bên đó cũng đều bị như tôi_ xin nhớ cho là tôi đã từng ở bên đó tới 10 năm. Eva ở bên đó 12 năm. Những người bạn của tôi là những người không chỉ ghé lại bên đó qua đêm, nhưng là những người mà tôi thân thiết_ hầu hết những người đó đã cống hiến đời mình bên đó_ họ đã ở bên đó rất lâu. Vì thế trong số những người này có người vẫn còn ấp ủ trong lòng chuyện Việt Nam. Đó không phải là hội chứng hậu chiến của những người lính, không phải vậy. Nhưng khi anh đã bỏ ra mười năm sống của đời mình để viết một câu chuyện, và rồi câu chuyện đó chẳng ra chuyện gì ráo, thì chuyện anh bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng là chuyện tất nhiên. Đó là lý do tại sao tôi về hưu. Cho đến ngày nay tôi không thể nào viết về Việt Nam được nữa. Tôi đã cố viết, mà không viết được.

Tôi không tin là có ai đó trong số những người này có thể bình phục. Cho phép tôi giải thích từ "bình phục" cho rõ hơn một tí. Chắc chắn là không bao giờ họ vượt qua được điều đó. Họ sẽ đem nó theo xuống mồ. Và nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của họ. Nó đã ảnh hưởng đến tôi và cái cách tôi cư xử với người khác_ thiên vị điều này và chống đối điều kia. Nó đã thay đổi cá tính của tôi, không phải là 180* nhưng cũng là một bước ngoặc gắt. Tôi không nghĩ là tôi có thể thiên về hoặc xa lánh... bất cứ điều gì. Tôi chịu đựng sự ngu ngốc kém hơn trước đây tôi có thể chịu đựng.

Xét về một khía cạnh khác. Tôi không còn nổi giận được nữa. Tôi không còn nổi giận được kể từ năm 1975. Anh không thể làm cho tôi giận được. Anh có thể phang một cây gậy bóng chày vào đầu tôi, và có lẽ tôi sẽ kêu các tên cực trọng của anh ra mà chửi. Nhưng anh không thể làm cho tôi giận được. Tôi không nghĩ là mình còn có khả năng để bày tỏ loại tình cảm này.

Tôi luôn là người tin vào thuyết tiền định, nhưng tôi chắc rằng nó đã ăn sâu vào tâm khảm của tôi. Và tôi trở nên ái quốc hơn bất cứ sự gì trên đời. Ái quốc theo nghĩa là tôi tuyệt đối không muốn thấy chuyện đó xảy ra một lần nữa. Tôi biết chúng ta đã lừa dối họ. Tôi biết những lời hứa mà chúng ta đã hứa với người Việt Nam, và chúng ta đã không thể giữ lời. Sự lừa dối này có thể là không cố ý, nhưng nó đã xảy ra.

Riêng cá nhân tôi, cái mặc cảm dối trá trong tôi không nhiều cho bằng một nỗi thất vọng sâu sắc, giống như hồi nhỏ khi anh làm một chuyện gì đó quá xấu xa, và nó đã làm anh vô cùng hổ thẹn đến nổi không dám nhìn mặt bố mẹ, anh muốn trốn chạy, anh muốn bỏ nhà ra đi... Tôi không dám nhìn lại chính mình. Tôi không dám nhìn mặt nhiều người. Tôi cảm thấy hết sức xấu hổ như một tay CIA mà tôi có dịp chuyện trò ở bên đó. Hắn bỏ cuộc chơi khá sớm, và hắn nói hắn bỏ cuộc vì hắn đã đạt được một thứ trình độ siêu hạng, là không còn muốn nói chuyện với bất cứ ai về bất cứ điều gì, vì rằng hắn đã biết trước tất cả những gì người ta sẽ nói_ về Việt Nam. Bởi vì hắn đã thực sự trở thành một người toàn tri. Hắn biết những cái thây ma đang được vùi ở đâu.

Tôi thuộc về hạng người này. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng một mã ngôn ngữ riêng. Anh không cần phải lên đồng mới có thể giải thích được quân đội Bắc Việt và Việt Cộng là những kẻ xấu xa. Anh không cần phải tham thiền mới hiểu được rằng chính quyền Cộng sản không phải là một thể chế tốt đẹp và cần thiết. Cái mã ngôn ngữ mà phần lớn những người này dùng đã được đơn giản hóa, để có thể giúp cho anh hiểu được những hạng người như Graham Martin. Tôi có thể hiểu Martin trong khi những người khác không thể, bởi vì tôi chỉ tin hắn có một nửa. Tôi không bao giờ tranh cãi với Martin chuyện chủ nghĩa Cộng sản tốt hay xấu. Tôi biết Martin là một tay trùm phản động. Hắn đứng bên tay phải tôi chừng 100*, nhưng không thành vấn đề. Chúng tôi không cần phải tranh cãi về chuyện này.

oOo
Đối với giới báo chí đồng nghiệp của tôi, tôi cũng đã rất thất vọng. Hồi đó tôi đã sống trong tình trạng này chừng 5 năm. Xin nhớ tôi đã từng là Chánh văn phòng của hảng tin AP, và đã từng chịu đựng những anh bạn trẻ đồng nghiệp, như những cái nhọt ở mông. Tôi còn nhớ một đêm nọ, có một chú nhóc chạy tới nộp cho tôi một bài báo nói là "Sài gòn bị bao vây... thế này thế nọ". Rồi hắn tranh cãi một hơi dài về chuyện Sài gòn có bị bao vây hay không. Tôi nói, "Nào, ngay bây giờ tôi sẽ lái xe đưa anh xuống Mỹ Tho, ở phía Nam Sài Gòn cách đây 40 dặm. Nếu họ bao vây thì vòng vây này coi bộ khá lớn đó". Nhưng hắn cứ cả quyết là vì thì là mà VC kiểm soát vùng nông thôn vào ban đêm, rồi họ pháo kích vào Sài Gòn, như thế nghĩa là thành phố đã bị bao vây, chớ còn gì nữa. Tôi bảo, "Này này, đừng có nói cái giọng đó với tôi...". Thế là hắn đành phải dịu giọng.

Tôi đã phải chiến đấu theo kiểu như vậy suốt thời gian tôi ở bên đó với những người, không phải vì họ đang cố viết những điều sai trái, nhưng với những người đang có đầu óc chấp nhận một sự đơn giản hóa nào đó. Tôi sẽ không chấp nhận họ chừng nào tôi còn là Chánh văn phòng của AP. Rồi khi tôi qua làm việc cho tờ Los Angeles Times, tôi đã có một trận như thế với một tay đồng nghiệp, tôi không tiện nêu tên lúc này, trong tòa soạn khi hắn muốn viết một điều nào đó mà tôi không cho phép, tôi đã không cho là không cho.

Đó là một cuộc chiến đối với tôi kéo dài đâu chừng 5 hay 6 năm gì đó. Tôi sẽ không bao giờ là người chấp nhận những cách khôn ngoan thường tình, nhưng đã có một kiểu khôn ngoan của nghề báo để cho phép một hạng người nào đó nói điều này điều nọ về Việt Nam. Và nó còn tồn tại cho tới ngày nay. Sai lầm trong thực tế đã được chấp nhận. Anh cũng có thể gọi khuôn viên tòa đại sứ bên đó là " được dát vàng"_ lối chơi chữ như họ quen dùng để diễn tả. Tốt thôi, tôi cho đó là những bài báo lá cải. Báo chí đa số thường đã mắc những lỗi chung như vậy.

Một khía cạnh khác đã làm tôi ngao ngán_ tôi chẳng lấy làm hãnh diện tí nào, như trên đây có nói, với những hạng người như Gloria Emerson, và có vô số hạng người như thế ở bên đó. Morley Safer không phải là típ người hùng của tôi, Walter Cronkite cũng không phải là người hùng của tôi. Khi Cronkite đưa tin ngoài Huế trong trận Tết Mậu Thân, hắn đã dàn xếp trước để có một trận pháo làm hậu cảnh. Đây là chuyến đi thực tế chiến trường nổi tiếng của hắn, nhưng rồi hắn lại thay đổi ý định. Khôn thật.

Hắn đổi ý trước khi ra tới ngoài đó. Nhưng khi Thủy Quân Lục Chiến bắt đầu khai hỏa trận pháo đó vào lúc 4 giờ chiều, thì hắn đang đứng trên sân thượng của cái khách sạn 4 tầng ở trung tâm thành phố Huế dành riêng cho cánh nhà báo, mình mặc áo giáp đầu đội nồi thiếc, để ghi hình một cuộc tường thuật trực tiếp tại chiến trường! Và lúc đó tôi đang lên sân thượng để giặt đồ. Khổ thật, cái khách sạn cao 4 tầng và anh phải treo đồ lên mà phơi, và không có ai giúp mình làm chuyện đó cả.

Tại sao họ lại làm thế? Đó là câu hỏi mà tôi luôn hỏi đi hỏi lại chính mình. Tại sao tôi nhìn chiến tranh Việt Nam dưới góc cạnh này, thì Harry Horse Hockey lại qua đó nhìn họ dưới một góc cạnh hoàn toàn khác hẳn. Tôi không biết. Nhưng tôi biết là có nhiều kẻ qua đó viết về một cuộc chiến khác xa với những gì tôi đã viết.

oOo
Tôi tiếp tục viết. Sau đó tôi đã trở lại Đông Nam Á và tôi đưa tin ở Bangkok, và tôi viết về những người tỵ nạn đã chạy thoát khỏi Nam Vang, thế mà người ta cũng không tin. Tôi qua Thái Lan bởi vì nơi đó là trung tâm, và tôi muốn sắp xếp lại câu chuyện này, cứ gọi là như thế. Tôi ở lại Thái Lan trong 3 năm, rồi tôi về hưu. Nhưng tôi đã không làm được việc gì ra hồn ở Thái Lan. Chẳng qua tại tôi không còn cảm hứng để viết. Người ta đã không tin vào những điều tôi viết. Họ không tin những điều tôi viết về chính sách của Pol Pot tại Cambodia.

Chuyện này thì dư luận đã biết từ lâu, đã từng khiến bên Mỹ hay đâu đó một thời xôn xao. Anh chỉ cần đọc tin của AP và UPI (United Press International). Họ viết những bài báo ảo, hai hay ba đoạn một ngày. Tôi cũng có viết. Rất nhiều người khác đã viết về chuyện đó. Nó cũng chẳng gợi lên điều gì cả, bởi vì định kiến chung tại Mỹ lúc đó là, được rồi, chúng ta đã thua trận, thì: Trước hết, đừng mất công để ý tới chuyện khác; Kế đến, những người Cộng sản khác đâu đến nổi tệ như thế. Pon Pot cũng có thể là một anh bạn nhỏ con dể thương, cũng có thể là CrackPot, một cái nồi nứt; nhưng không hoàn toàn xấu xa như anh đã viết. Trước đây tôi cũng đã từng viết về sự dã man của phe Khmer Đỏ_ đã từng gây chấn động dư luận_ để xem, tôi nhớ đâu khoảng những năm 66, 67, 68 gì đó.

Tôi đã viết những chuyện như thế cả đời. Nhưng tôi nghĩ là tôi đã không viết với một văn phong, một sức thuyết phục mà lẽ ra tôi phải có. Sau này khi qua Thái lan, một lý do nữa khiến tôi về hưu là tôi cảm thấy mình không còn làm tốt công việc được nữa. Tôi muốn đến những nơi khác.

oOo
Tôi thường đến thăm Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam. Tôi khóc mỗi lần đi xuống đó. Tôi hay đưa người ta đến đó. Thật tình, nếu có ai đến thăm phố này, tôi muốn đưa họ tới Đài Tưởng Niệm Việt Nam. Chỉ đi tham quan thôi. Nếu anh ở Washington mà có người đến thăm. Tôi đưa họ đến đó thăm cũng là lẽ thường tình thôi. Tôi không có mặc cảm gì để tránh né nơi đó cả. Và mỗi lần xuống đó, tôi lại khóc.

Dịch từ 'It became sinful' by George McArthur.
Vietnam Magazine, April 95.

No comments: